Trong quá trình thiết kế, xây dựng nhà vệ sinh, việc lựa chọn được bản vẽ mặt bằng phù hợp sẽ giúp gia chủ dự trù kinh phí đồng thời chuẩn bị các phương án thi công tốt nhất. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một số bản vẽ nhà vệ sinh đẹp, tiết kiệm chi phí. Mời các bạn cùng tham khảo!
Xem thêm: Cấu tạo bể phốt 3 ngăn – Sơ đồ bản vẽ và nguyên lý hoạt động
Contents
Bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh dân dụng
Tùy từng diện tích mà thiết kế bản vẽ nhà vệ sinh dân dụng sẽ có sự khác biệt. Cụ thể:
Bản vẽ mặt bằng cho nhà vệ sinh nhỏ
Thiết kế nhà vệ sinh nhỏ chỉ bao gồm một số thiết bị cơ bản như: Bồn tắm, lavabo, bôn cầu. Ngoài ra, các thiết bị khác như: gương treo tường, vòi sen, kệ giá treo,….cũng có kích thước nhỏ. Bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh nhỏ cũng khá đơn giản:
Trên bản vữ này chỉ thể hiện 3 thiết bị cơ bản nhất là bồn tắm, bồn cầu và lavabo.
Bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh lớn
Với kích thước nhà vệ sinh lớn, do đó bản vẽ mặt bằng sẽ có thêm các thiết bị nội thất hoặc thêm vách ngăn để đảm bảo sự tiện lợi. Dưới đây là một số bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh lớn mà các bạn có thể tham khảo:
Không gian bồn cầu và vệ sinh, tắm rửa được ngăn cách bởi vách ngăn. Điều này giúp nhà vệ sinh sạch sẽ hơn. Lavabo thiết kế sát tường giúp tiết kiệm không gian hiệu quả.
Bản vẽ nhà vệ sinh công cộng
Dưới đây là một số mẫu bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh công cộng mà các bạn có thể tham khảo thêm:
Bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh công cộng diện tích nhỏ
Thiết kế nhà vệ sinh công cộng nhỏ khá đơn giản, gồm 2 phòng dành cho nam và nữ. Cửa ra vào được đặt đối diện nhau. Mái nhà vệ sinh công cộng làm bằng chất liệu tôn, tường xây bằng gạch.
Bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh công cộng diện tích lớn
Bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh công dộng diện tích lớn có sự thay đổi về số lượng phòng vệ sinh. Bồn rửa thiết kế bên ngoài đảm bảo vệ sinh. Lối đi thiết kế rộng rãi hơn.
Bản vẽ thiết kế nhà vệ sinh cho nhà ống
Hiện nay nhu cầu thiết kế nhà ống khá phổ biến, do đó việc thiết kế bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh cho không gian này cũng được chú trọng.
Trong mẫu thiết kế dưới đây nhà vệ sinh có kích thước 1.8 x 1.8m. Với bản vẽ này, kích thước và vị trí của các thiết bị trong nhà vệ sinh được thể hiện rõ.
Bản vẽ thiết kế nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang
Một số thiết kế nhà tầng có phần không gian dưới gầm cầu thang khá lớn. Do đó nhiều gia chủ tận dụng nó để thiết kế nhà vệ sinh. Dưới đây là bản vẽ chiếu đứng cho mẫu nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang mà các bạn có thể tham khảo:
Bản vẽ nhà vệ sinh có vách ngăn kết hợp nhà tắm
Nếu diện tích nhà vệ sinh rộng, gia chủ nên thiết kế vách ngăn cho từng khu vực để đảm bảo an toàn, vệ sinh. Dưới đây là hình ảnh bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh có vách ngăn cho nhà phố:
Gia chủ cần lưu ý về độ dốc của nhà vệ sinh. Thông thường, độ dốc rơi vào khoảng 1.5 đến 2cm là thích hợp nhất. Việc thiết kế vách ngăn sẽ phân chia khu vực ướt và khô hiệu quả hơn.
Lưu ý khi thiết kế bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh
- Bản vẽ nhà vệ sinh cần được thiết kế thích hợp với diện tích cho trước.
- Bản vẽ thể hiện được vị trí, kích thước các nội thất trong phòng.
- Các đồ dùng, thiết bị đưa vào bản vẽ thích hợp với nhu cầu sử dụng và chiều cao của người dùng.
- Không đưa cây xanh vào mặt bằng vì khiến vi khuẩn phát triển.
- Khi thiết kế bản vẽ cần lưu ý đến độ dốc sàn nhà vệ sinh sao cho phù hợp nhất.
Trên đây là tổng hợp một số mẫu bản vẽ nhà vệ sinh đẹp, tiết kiệm chi phí. Hy vọng thông qua bài viết của chúng tôi các bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để thiết kế, xây dựng không gian nhà vệ sinh phù hợp cho gia đình.