Ô nhiễm môi trường biển: 2 Nguyên nhân – 3 Giải pháp khắc phục

Thế nào là ô nhiễm môi trường biển? Tác hại của nó trên thực tế ra sao? Cùng chúng tôi đi tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết này nhé. 

Contents

1. Ô nhiễm môi trường biển luôn trong tình trạng báo động đỏ

Cùng xem video sau đây để biết thực tế tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay đang ở mức hết sức nghiêm trọng: 

2. Báo động môi trường biển đang bị ô nhiễm nặng nề

ô nhiễm môi trường biển

Theo các chuyên gia, môi trường biển hiện nay đang bị ô nhiễm cực kỳ nặng nề do các hoạt động khai thác, săn bắt quá mức của con người cũng như sự biến đổi của điều kiện thời tiết, khí hậu. 

2.1. Thế nào là ô nhiễm môi trường biển? 

Ô nhiễm môi trường của biển được hiểu là hiện tượng nước biển có sự thay đổi về tính chất do chịu những tác động khác nhau. Từ đó, nó ảnh hưởng lớn đến chỉ số sinh hóa nước biển, gây hại cho sức khỏe của con người cũng như sinh vật sinh sống tại biển. 

2.2. Tình trạng ô nhiễm môi trường tại biển ở nước ta như thế nào? 

Việt Nam là một trong năm quốc gia trên phạm vi toàn thế giới có chỉ số ô nhiễm rác thải biển cao nhất. Theo ghi nhận trên thực tế thì ở một số khu vực ven bờ cũng như cửa sông xảy ra tình trạng ô nhiễm dầu, các chất hữu cơ. Chúng đều có mối liên hệ đến chất thải sinh hoạt. Với các chất thải rắn sinh hoạt thì theo ước tính, trong tổng 28 tỉnh ven biển nước ta, số lượng chất này rơi vào khoảng 14,03 triệu tấn/năm (xấp xỉ 39 tấn/ngày). 

Hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường biển đang trở thành thách thức không chỉ ở Việt Nam mà tại nhiều nơi trên toàn cầu. Nếu không có hướng xử lý triệt để thì chúng sẽ gây hại nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, an sinh xã hội cho các quốc gia. 

3. Nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường ở biển là gì? 

ô nhiễm môi trường biển 1

Có hai nguyên nhân chính gây ra sự ô nhiễm môi trường biển. Đó là: Nguyên nhân do tự nhiên và do con người. 

Nguyên nhân từ tự nhiên: Một số nguyên nhân từ tự nhiên gây nên hiện tượng ô nhiễm môi trường biển. Đó là: Sự phun trào của nham thạch, sạt lở đồi núi, núi lửa phun trào, triều cường lên cao, hòa tan tự nhiên các chất muối khoáng có nồng độ cao.

Nguyên nhân từ con người: Những nguyên nhân xuất phát từ con người có thể đe dọa môi trường biển chả hạn: 

  • Dùng chất nổ, điện hoặc chất độc để săn bắt hải sản khiến các sinh vật sống ở biển chết. Vừa gây tuyệt chủng loài giống, vừa để lại xác sinh vật làm ô nhiễm nguồn nước biển. 
  • Chưa được bảo vệ tốt các vùng nước lợ và mặn. Từ đó, làm mất sự cân bằng hệ sinh thái biển, ảnh hưởng đến môi trường sống của một số loài.
  • Những chất thải xuất phát từ các nhà máy, đô thị chưa qua xử lý triệt để mà đổ trực tiếp ra sông gây ô nhiễm môi trường biển. 
  • Vứt rác bừa bãi khi đi du lịch của một bộ phận người dân biển khiến nguồn nước biển ô nhiễm, không còn trong sạch.
  • Khai thác dầu gây sự cố tràn, làm sản sinh các chất độc hại gây ảnh hưởng lớn đến môi trường biển. 
  • Chất thải rắn đổ ra biển trên thế giới ước chừng vào khoảng 50 triệu tấn, gồm các chất độc khác nhau. Chúng sẽ lắng xuống biển hoặc phân hủy, lan rộng trong nguồn nước biển gây ra sự ô nhiễm.

4. Ô nhiễm môi trường biển gây ra những hậu quả gì? 

Ô nhiễm môi trường nước biển sẽ để lại những hậu quả khôn lường, đặc biệt nghiêm trọng cho con người cũng như môi trường sống. Cụ thể là: 

  • Làm suy thoái đi sự đa dạng sinh học.
  • Gây tuyệt chủng giống loài một số sinh vật quý.
  • Làm mất đi mỹ quan, làm doanh thu của ngành du lịch bị thiệt hại. 
  • Làm hỏng các thiết bị máy móc.
  • Gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của biển. 

5. Những biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường biển cả 

ô nhiễm môi trường biển 2

Để khắc phục thực trạng ô nhiễm môi trường, bạn cần thực hiện một số công việc sau: 

5.1. Chấn chỉnh các hoạt động trên biển 

– Các cơ quan chính quyền cần thường xuyên kiểm tra, giám sát mọi hoạt động khai thác thủy hải sản trên biển. Cấm người dân dùng những chất kích nổ, điện để săn bắt nhằm giảm nguy cơ tuyệt chủng sinh vật. 

– Có các quy định xử phạt mang tính răn đe với những trường hợp cố tình vi phạm. 

– Quy hoạch rõ ràng các khu đánh bắt hải sản nhằm tránh thủy hải sản khai thác tràn lan, khó quản lý, gây cạn nguồn tài nguyên. 

5.2. Xử lý triệt để tình trạng chất thải ra từ các hoạt động công nghiệp

Nhà nước cần đưa ra quy định, cần yêu cầu các đơn vị sản xuất công nghiệp có quy trình xử lý những loại chất thải tốt trước khi xả ra ngoài môi trường nhằm đảm bảo không gây ô nhiễm. 

5.3. Áp dụng các giải pháp sinh học

Ngoài những biện pháp trên, bạn cũng có thể dùng những chất có tác dụng khử độc, được làm từ tự nhiên để làm sạch môi trường biển tốt nhất. Chả hạn như: Than hoạt tính,…

Đồng thời, mọi người cần tham gia những hoạt động dọn vệ sinh môi trường thường xuyên. Bên cạnh đó, phát động và nâng cao ý thức người dân để chung tay bảo vệ biển tốt hơn. 

6. Những khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế biển

Những khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế biển mà nước ta đang phải đối diện là: 

– Tình trạng ô nhiễm rác ở các biển đe dọa tới sự phát triển của hệ sinh thái cũng như nguồn thủy hải sản dồi dào.

– Một số chất thải rắn sinh hoạt tồn tại lượng lớn ở các vùng biển nước ta phát sinh từ các quá trình sản xuất như luyện kim, hóa chất, công nghiệp có thể gây nguy hại khiến hệ sinh thái của biển bị ô nhiễm, không thể khai thác nguồn thủy hải sản được. 

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về: Ô nhiễm môi trường biển. Hy vọng rằng, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hay, bổ ích sau khi đọc xong bài viết này. 

0963.313.181