Bạn đang chuẩn bị hoàn thiện ngôi nhà của mình và muốn mua thiết bị vệ sinh chất lượng nhưng đang băn khoăn không biết nên lựa chọn loại bồn cầu nào. Việc biết được cấu tạo bồn cầu sẽ giúp bạn lựa chọn được những loại bồn cầu chất lượng thích hợp nhất. Cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé!
Xem thêm: Dịch vụ thông hút bể phốt chuyên nghiệp tại Vĩnh Phúc
Contents
Cấu tạo bồn cầu bệt
Cấu tạo bồn cầu bệt bao gồm: thân bồn cầu, két nước, vòi xịt, nắp bồn cầu. Cụ thể như sau:
Đối với bồn cầu 1 khối:
- Thân bồn cầu
- Nắp bồn cầu
- Vòi xịt bồn cầu
Đối với bồn cầu 2 khối:
- Thân bồn cầu
- Két nước
- Vòi xịt
- Nắp bồn cầu
Cấu tạo két nước bồn cầu bệt bao gồm:
- Phao bồn cầu: Giúp điều chỉnh mực nước theo yêu cầu. Khi nước đủ lượng cần thiết phao sẽ nổi lên để ngắt nước
- Ống nạp lại: Mang nguồn nước cao đến bồn chứa
- Bóng bể: Bóng được nâng lên bằng chuỗi nâng, khi nước chảy xuống bồn cầu thì nó sẽ chìm xuống để làm đầy nước.
- Lẫy gạt nước để xả nước sau khi đi vệ sinh
- Xích nâng: Bộ phận gắn cần gạt và nắp đậy két nước
- Van xả nước
- Ống tràn giúp ngăn nước tràn ra ngoài
- Nút xả nước
- Đường nước dẫn xuống bồn cầu
Phần thân bồn cầu:
- Outlet: đường ngoài của các chất thải dẫn xuống bể phốt
- Weir: giữ lại 1 phần nước trong bồn cầu
- Phần chứa diện tích nước của bồn cầu
- Thân bồn cầu
- Đường nước xả xuống bắt đầu từ két chứa nước
Vòi xịt vệ sinh: Được lắp đặt bên cạnh bồn cầu dùng để vệ sinh sau khi đi vệ sinh hoặc lau rửa nhà tắm, bồn cầu,…
Nắp đậy bồn cầu: giúp tăng tính thẩm mỹ và ngăn mùi sau khi đi vệ sinh.
Cấu tạo bồn cầu xổm
Bồn cầu xổm có cấu tạo đơn giản hơn bồn cầu bệt. Bồn cầu xổm có thiết kế liền khối và gồm 2 phần chính như sau:
- Bộ xả nước: Được gắn phía trên của bồn cầu có tác dụng xả nước sau khi đi vệ sinh xong
- Bệ ngồi: Là nơi để đi vệ sinh vào.
Nguyên lý hoạt động của bồn cầu
Sau khi đi vệ sinh xong, bạn dùng lực nhấn nút xả hoặc cần gạt nước, nước sẽ chảy qua các lỗ trên vành tiện để xả đều xung quanh, cuốn trôi toàn bộ chất bẩn, chất thải xuống dưới bể phốt.
Khi xả nước với lượng vừa đủ nước tràn qua phần cổ cò sẽ tạo ra hiệu ứng siphon có lực hút mạnh giúp hút toàn bộ chất thải xuống dưới hầm cầu nhanh chóng nhất.
Loại bồn cầu nào tốt cho sức khỏe?
Mỗi loại bồn cầu sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Ví dụ như bồn cầu bệt sẽ không gây tê mỏi chân khi ngồi những sẽ khiến người dùng mắc chứng lười, ngồi lâu trên bồn cầu ảnh hưởng tới hệ bài tiết và dễ gây ra các bệnh như: khó tiêu, trĩ, ứ máu khoang chậu, đại tràng,…
Còn khi bạn sử dụng bồn cầu xổm thì sẽ có lợi cho quá trình bài viết. Tư thế ngồi xổm giúp hông có độ uốn lớn giúp trực tràng cao dễ đi vệ sinh và không ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Chính vì thế bạn có thể cân nhắc lựa chọn 1 trong 2 loại bồn cầu này sao cho phù hợp với tính thẩm mỹ và nhu cầu sử dụng của gia đình nhé.
Những lưu ý khi sử dụng bồn cầu
Khi sử dụng bồn cầu bạn cần lưu ý một số điều như sau:
- Không bỏ thức ăn thừa, rác sinh hoạt, tóc, dầu mỡ vào trong bồn cầu bởi chúng sẽ khiến bồn cầu bị tắc nghẽn.
- Thường xuyên cọ rửa, vệ sinh bồn cầu sạch sẽ
- Trang bị sẵn những cách khắc phục nhanh chóng khi bồn cầu xảy ra các sự cố tắc nghẽn, trục trặc, hư hỏng tạm thời.
- Cần học cách đi vệ sinh đúng cách để hạn chế mắc các bệnh nguy hiểm về hậu môn trực tràng.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về cấu tạo của bồn cầu bệt, bồn cầu xổm. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích nhất. Trân trọng!