Hiện tại, các huyện trên tỉnh Vĩnh Phúc hầu hết vẫn đang canh tác nông nghiệp nhiều. Từ xưa đến nay, việc lấy phân động vật như của trâu, bò… Và cả phân bắc (phân của người) đem ra rải ở ruộng khi trồng lúa trực tiếp vẫn còn nhiều. Kể cả lấy chất thải bể phốt để đưa vào làm phân bón cho cây và đất vẫn đang tồn tại.
Nếu những người nông dân biết cách ủ, loại phân hữu cơ này sẽ mang lại nguồn dinh dưỡng cao cho đất. Còn ngược lại, vô tình sẽ làm ô nhiễm môi trường đất, mang lại những chất khó phân hủy cho cây trồng.
Người nông dân bón phân hữu cơ cho lúa.
Contents
Sử dụng chất thải bể phốt – phân sống rải ruộng khi đang gieo trồng lúa.
Các bà con nông dân vẫn rất hay làm cách này để giảm chi phí phải mua phân hóa học. Điều này không có gì sai nếu ủ đủ thời gian.
Cách ủ phân hữu cơ tươi từ bể phốt và phân sống đúng cách.
Khi lấy chất thải từ bể phốt lên hoặc phân sống của động vật. Bà con cần mang ra ruộng, chất thành đống và sử dụng bùn chứa đất sét phủ kín bên ngoài. Điều này giúp mọi loại phân bên trong bị ém khí (thiếu khí). Sẽ tự phân hủy trong khoảng thời gian từ 10 ngày đến 15 ngày.
Tiếp đến, cần rải đều nó trong khoảng 2 ngày đến 3 ngày nắng giúp nó bay hơi, tiêu hủy các loại khí độc, vi khuẩn gây hại bên trong đi.
Đánh đống chất thải bể phốt và phân sống.
Hai công đoạn này có tác dụng như sau:
+ Công đoạn ủ thiếu khí sẽ giúp các loại chất hữu cơ mới sẽ tự phân hủy thành mùn vi sinh dễ tiêu. Các chất khó phân hủy cũng có đủ thời gian và điều kiện, để phân hủy hết trước khi được đưa ra môi trường đất. Điều này giúp cho đất và cây không phải tiết chất để phân hủy chúng. Như vậy sẽ giúp giữ sức cho cây trồng. Giảm mất năng lượng của cây.
+ Trong quá trình ủ, do thiếu khí và tự hoại hữu cơ. Sẽ sinh ra các loại khí độc như mê tan… Nếu đem đưa ngay vào đất đang có nước như ở ruộng lúa. Khí sẽ không kịp bay hết, làm ảnh hưởng đến môi trường tốt của đất. Rễ cây khó hô hấp sẽ dẫn đến cây hay bị còi…
Ngoài lề: Thức ăn thừa ở các bữa cơm và nguy cơ tiềm ẩn đằng sau nó.
Tác hại của việc không ủ phân sống – chất thải bể phốt.
Như một phần đã nói ở trên. Nếu bạn không ủ phân sống hay chất thải bể phốt cứ múc lên là tưới ngay cho cây trồng. Nó sẽ mang lại hậu quả cho cả đất và cây trồng tại đó. Theo từ ngữ dân gian gọi là hiện tượng cây bị sót phân.
Lúa bị héo do sót phân hữu cơ.
Đó là hiện tượng nhiều loại chất khó phân hủy được đưa ngay vào cây non và đất. Khiến cây phải tiết ra dịch để phân hủy những loại chất đó trước khi có thể hấp thụ nó. Lượng chất cây tiết ra nhiều hơn rất nhiều so với lượng hấp thụ được. Làm cây héo mòn và có thể chết.
Thường khi tưới nước tiểu và phân sống cũng như chất thải trong bể phốt trực tiếp ra ruộng nó sẽ có tác hại như:
- Làm cây trồng bị úa và có thể chết.
- Đất trồng cây bị sơ ( mất dinh dưỡng) do bị tiêu hủy lợi khuẩn.
- Ô nhiễm môi trường đất.
- Phát tán bệnh dịch nếu bên trong các chất bạn tưới – bón sẵn nguồn bệnh.
Cách xử lý tốt nhất cho các loại phân sống hiện nay.
Thường sau mỗi lần các công ty hút bể phốt tại Vĩnh Phúc đến hút thải bên trong bể. Để tái sử dụng được lượng chất thải đó. Công ty này phải mang chất thải đến công ty xử lý chất thải hữu cơ sinh hoạt. Ở những công ty chuyên trách.
Đưa xe hút bể phốt đến trung tâm xử lý chất thải hữu cơ.
Ở đây, lượng chất thải sẽ được sàng lọc để phân nhóm: Từ mùn, phân mới đến các chất vô cơ vô tình bị rơi lẫn xuống bể chứa nhà bạn. Khi đó, tùy từng loại để xử lý – ủ – trưng – đốt cho tạo thành phân bón vi sinh tốt nhất.
Ngoài ra, nếu những người làm về chăn nuôi và trồng trọt lớn. Họ sẽ làm hệ thống Bio-gas. Loại hệ thống này sẽ như dạng ủ ém khí. Lượng khí sinh ra trong quá trình phân hủy sẽ làm khí đốt. Còn chất sơ bên dưới được mang ra bón cho cây trồng.
Trên đây là hai cách xử lý chất thải bể phốt và phân sống tự nhiên của động vật an toàn và hiệu quả. Giảm chi phí mua phân hóa học. Giúp cải thiện môi trường sống nông thôn tốt nhất.
Xây dựng hầm biogas tại Yên Lạc – Vĩnh Phúc.
Chúc các nhà nông tại Vĩnh Phúc luôn có những mùa bội thu và nhớ hãy bảo vệ môi trường đúng cách.
Tham khảo: Xử lý chất thải bể phốt đúng theo quy định của bộ tài nguyên môi trường.