Bể tự hoại 3 ngăn là công trình được áp dụng rộng rãi trong các công trình dân sinh hiện nay. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về bản vẽ cad bể tự hoại 3 ngăn và những tiêu chí xây dựng tiêu chuẩn nhất trong bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm:
Tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn đạt chuẩn TCVN 10334:2014
Contents
Bể phốt là gì? Bể phốt tự hoại 3 ngăn
Bể phốt hay còn được gọi là bể tự hoại, hầm cầu,.. chính là nơi chứa chất thải được dẫn từ bồn cầu xuống. Sau một thời gian xử lý phân huỷ các chất thải sẽ biến thành chất lỏng và theo ống nước thoát ra ngoài.
Khi thiết kế bể phốt tự hoại 3 ngăn cần đảm bảo được:
- Cấu tạo bể tự hoại cần phải thải được loại chất thải rắn
- Cấu tạo bể phốt 3 ngăn phải lưu trữ được bùn, váng bọt
- Vấn đề xử lý sinh học cần được đảm bảo
Bản vẽ cad bể tự hoại 3 ngăn
Dưới đây là bản vẽ cad bể tự hoại 3 ngăn mà bạn có thể tham khảo:
Mặt cắt ngang 2-2 bể tự hoại 3 ngăn BTCT
Mặt cắt chiều dọc 1-1
Các thành phần bản vẻ đầy đủ của bể tự hoại 3 ngăn BTCT
Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn
Bể phốt 3 ngăn bao gồm:
- Ngăn chứa: Đây là nơi chứa các chất thải. Sau khi xả nước, các chất thải sẽ trôi xuống ngăn chứa và đợi các vi sinh vật phân hủy thành bùn. Diện tích của ngăn này khá lớn, chiếm ½ tổng diện tích của bể tự hoại.
- Ngăn lọc: Vai trò của ngăn lọc và lọc các chất thải lơ lửng sau khi được phân hủy ở ngăn chứa
- Ngăn lắng: Ngăn lắng là nơi chứa các chất thải không thể phân hủy như: kim loại, tóc, …Phía trên của ngăn lắng là nước trong và sẽ được thải ra ngoài
Tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại
Thiết kế bể tự hoại 3 ngăn cần theo tiêu chuẩn như sau:
Tổng dung tích bể V = Tổng dung tích ướt + dung tích phần lưu ( V = Vư + Vk)
Trong đó, dung tích ướt bao gồm:
- Vùng tích luỹ bùn cặn đã qua phân huỷ (Vt)
- Vùng chứa cặn chưa phân huỷ (Vb)
- Vùng tách cặn thừa (Vn)
- Vùng tích luỹ váng có trong bể (Vv)
Công thức tính dung tích bể phốt: Vư = Vn + Vb + Vt +Vv
Tiêu chuẩn dung tích vùng lắng: Vn = Q.tn = N.qo.tn/1000
Trong đó:
- N: Số người sử dụng bể
- Qo: tiêu chuẩn nước thải
Kích thước bể phốt 3 ngăn
Tham khảo ngay kích thước bể phốt 3 ngăn trong bảng sau:
Số người dử dụng (N) | Chiều cao lớp nước (m) | Chiều rộng bể (m) | Chiều dài ngăn thứ nhất L1 (m) | Chiều dài ngăn thứ 2 L2 (m) | Dung tích ướt (m3) | Dung tích đơn vị (m3/người) |
5 | 1.2 | 0. | 1.2 | 0.6 | 1.5 | 0.30 |
10 | 1.2 | 1.0 | 1.6 | 0.7 | 2.8 | 0.28 |
20 | 1.4 | 1.0 | 2.9 | 1.0 | 5.4 | 0.27 |
50 | 1.6 | 1.8 | 3.3 | 1.4 | 13.5 | 0.27 |
100 | 2.0 | 2.0 | 4.4 | 1.6 | 24.0 | 0.24 |
Hướng dẫn cách tự xây bể tự hoại 3 ngăn
Bước 1: Đào hố cho bể phốt
Bước 2: Xây dựng bể phốt theo thiết kế đã được làm sẵn
Khi đào hố xong thì bạn tiến hành xây dựng bể phốt 3 ngăn bao gồm: ngăn đầu có diện tích 2/3 bể, 2 ngăn lắng và ngăn lọc chiếm 1/3 bể.
Bước 3: Lắp đặt đường ống thoát chất thải cho bể và kiểm tra xem đường dẫn đã đường lắp đúng và có độ dốc hợp lý hay chưa
Bước 4: San lấp mặt bằng sau khi đã kiểm tra đường ống kỹ càng
Quá trình san lấp cần chú ý không đè nén đất quá chặt gây vỡ bể
Nguyên nhân tắc nghẽn hầm tự hoại và cách xử lý
Một số nguyên nhân có thể gây tắc nghẽn hầm tự hoại là:
- Bỏ quá nhiều giấy hoặc đánh rơi dị vật vào bồn cầu
- Đổ quá nhiều nước xà phòng có tính tẩy cao vào bồn cầu
- Hầm cầu sử dụng lâu ngày bị đầy
- Và nhiều nguyên nhân khác nữa
Để khắc phục tình trạng tắc nghẽn, bạn có thể áp dụng một số cách sau:
- Sử dụng băng dính
- Sử dụng bột thông cống
- Sử dụng máy móc thông bồn cầu
- Gọi dịch vụ thông tắc bồn cầu, hút bể phốt
Trên đây là tổng hợp bản vẽ cad bể tự hoại 3 ngăn và những tiêu chí khi xây dựng bể tự hoại gia đình chi tiết nhất. Hy vọng bài viết đã cung cấp được nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Trân trọng!